Công ty Cp Dịch vụ Đầu tư Lan Mộc - Lan Mộc Danh Mộc - www.lanmoc.com

BỆNH THƯỜNG GẶP TRÊN HOA HỒNG

               Cây hoa hồng có tên khoa học là Rosa SP. Thuộc họ hoa hồng Rosaceae. Cây hoa hồng là cây có xuất xứ ôn nhiệt đới vùng Bắc bán cầu. Ở nước ta, cây được trồng ở hầu khắp đất nước. 

            Tưới đủ nước, đảm bảo cây có đủ ánh sáng và thực hiện bấm tỉa, dọn vườn thường xuyên cực kỳ quan trọng - đây cũng là cách phòng bệnh hiệu quả nhất. Khi phun thuốc trừ bệnh, các bạn nên phun vào sáng sớm hoặc chiều mát. Phun kỹ mặt trên và mặt dưới lá, mầm ngọn, nụ, hoa cũng như cả chậu cây.

1. Điển hình như bệnh phấn trắng:

            Triệu chứng bệnh có dạng bột màu trắng xám, hình thái không nhất định. Bệnh thường hại trên ngọn non, chồi non, lá non, bệnh hại ở cả 2 mặt lá. Bệnh nặng hại cả thân, cành, nụ và hoa, làm biến dạng lá, thân khô, nụ ít, hoa không nở, cây còi cọc, xơ xác, ảnh hưởng rất nhiều đến sinh trưởng, phát triển của cây.

 

Bệnh phấn trắng thường gây hại trên nhiều loại hoa hồng. Ảnh: I.T

            Để trị bệnh có thể dùng Microthiol Special 80WG phun cho hoa từ 3-4 lần, mỗi lần cách nhau 3-4 ngày. Trước khi phun cần bấm tỉa cành bệnh, cành khô, cành chết, lá vàng, lá bệnh, lá hỏng, cành non để chuẩn bị cho đợt phát mầm mới. Dọn vệ sinh sạch sẽ chậu và khu vực để cây.

 

Bệnh rỉ sắt thường gây hại hoa hồng do nấm Phragmidium mucronatum gây nên và thường xuất hiện vào mùa xuân. Ảnh: I.T

2. Bệnh như đốm đen, rỉ sắt, thán thư...

            Đây đều là các loại bệnh khó trị, do vi khuẩn hoặc nấm gây nên. Cũng như bệnh phấn trắng, để phòng trừ các bệnh này, các bạn nên thường xuyên vệ sinh chậu hồng, cắt tỉa các cành lá bị vàng úa, tránh để đọng nước lại trên lá, nên tưới vào buổi sáng sớm.

 

Bệnh đốm đen là một trong những bệnh gây hại nặng nhất trên hoa hồng, bệnh thường tấn công lá già trước, sau đó lây lan sang lá non, ngọn non. Ảnh: I.T

            Khi cây đã nhiễm bệnh, cần cắt tỉa hết cành lá có vết bệnh, phun một trong các loại thuốc như Anvil, Benomyl, Topsin M, Folpet, Maneb, Kasuran, Derosal, Ridomil... định kỳ 1 tuần/lần.

Home Print Top Back

Tin liên quan:

CHĂM SÓC LAN
Sử dụng thuốc bảo vệ thực vật hiệu quả
Bộ phân bón dành cho người mới bắt đầu chơi lan